Thứ Năm, 24 tháng 12, 2009

Thứ Năm, 10 tháng 12, 2009

Thứ Tư, 9 tháng 12, 2009

A Letter to Su T’ung Po


by W. S. Merwin

Almost a thousand years later
I am asking the same questions
you did the ones you kept finding
yourself returning to as though
nothing had changed except the tone
of their echo growing deeper
and what you knew of the coming
of age before you had grown old
I do not know any more now
than you did then about what you
were asking as I sit at night
above the hushed valley thinking
of you on your river that one
bright sheet of moonlight in the dream
of the water birds and I hear
the silence after your questions
how old are the questions tonight

Khmer

Thứ Ba, 8 tháng 12, 2009

Húy

Có sách giải thích: húy nghĩa là kiêng.

Có thờ có thiêng
Có kiêng có lành

Nhưng ở đây là kiêng chữ (!). Chính xác phải nói: kỵ húy, nghĩa là tránh tên gọi.

Những ai từng đọc Lều chõng của cụ Ngô Tất Tố đều biết cái đáng sợ của phạm húy đối với giới sĩ tử.
Ví như Chúa Tiên sáng lập ra triều Nguyễn, húy (Nguyễn) Hoàng, nên dân Đàng Trong thời đó ai họ Hoàng đều phải gọi chệch ra thành họ Huỳnh hết cả. Bây giờ vẫn nói hai họ này là một. Có điều nói là nói vậy, chớ viết ra thì có phần rắc rối. Vậy nên có anh ở công ty mình họ Hoàng mà bố ảnh lại họ Huỳnh, bỗng nhiên mệt với các văn bản luật pháp.

Ấy vua chúa phức tạp là thế. Nhưng dân thường các cụ ta xưa cũng kiêng húy lắm. Đặt tên con cháu phải tránh trùng tên các cụ. Lúc mình còn nhỏ nhiều người giải thích, là làm vậy để tránh việc réo tên các cụ (?!). Có chuyện rằng, nhà thông gia cụ Phan Khôi lên thăm, ở Tam Kỳ cứ nói Tam Cờ, tại ông bố nhà ấy tên Kỳ.

Chẳng hiểu văn hóa Việt là thế nào, song những chuyện này nay nhạt dần. Tây hóa. Văn hóa Tây phương không những không kiêng mà còn ngược lại. Yêu mến ai thì lấy tên người đó đặt cho con mình. Thậm chí đặt tên cho chó mèo.

Chiều nay đọc blog Toro, có chuyện ông kia làm thư ký. Thường phải viết diễn văn cho sếp, mà sếp thì ngọng chữ "l", kiểu: dân đói Đảng "no". Nên những chữ bắt đầu bằng "l" đều thành "húy" cả. Thế mà bao nhiêu năm diễn văn trôi chảy. Ai comment cũng phải phục là tài.

Thực ra mình nghĩ tới đề tài này nhân đọc bài viết về vua Lê Thần Tông, húy Lê Duy Kỳ. Nhớ mang máng là vua Lê Chiêu Thống cũng có tên húy như vậy. Bèn kiểm tra thì đúng.
Không hiểu sao nhà (Hậu) Lê, trong chừng mực nào đó là triều đại VN đầu tiên đúng kiểu phong kiến, lại để phạm húy như vậy? Ông sau trùng tên ông trước, cách khoảng một thế kỷ, cùng giai đoạn (Lê) Trung Hưng. Mà vua trước (Lê Thần Tông) còn có điểm nổi tiếng là lên ngôi vua tới 2 lần. Vì đã nhường ngôi cho con (vua Lê Chân Tông - Lê Duy Hiệu) mà con lại chết trước nên phải làm vua lại thêm hơn chục năm nữa (1649-1662).

Chẳng lẽ tại Lê Thần Tông "tây" quá nên thoáng? Vua này, sách viết, có 6 bà vợ, nay được thờ chung một chùa, mỗi bà một dân tộc khác nhau, trong đó có một bà "Tây" (người Hà Lan) (!?).
Hay bị chúa Trịnh chèn ép quá đến lẫn?
Phải chăng vì thế mà mất giang sơn? Vua Lê Chiêu Thống là vua cuối cùng của triều đại. Mang tiếng "cõng rắn cắn gà nhà". Lưu vong. Chết nơi đất khách quê người.

Chủ Nhật, 6 tháng 12, 2009

New Moon

Trăng non "bom tấn" có lẽ không quá nặng như người ta mong đợi. Nhiều đánh giá về một chiến dịch quảng cáo tinh vi.
Xem được.

Người Trung Hoa có câu, đại ý: Mặc áo thì nên chọn áo mới, dùng người thì nên chọn người cũ.
Bộ mặt nghệ thuật ngày nay luẩn quẩn ở chỗ: tìm tứ mới cho những ý cũ.

Đạo diễn không giấu ý tưởng ngay từ đầu: vị giáo sư cho các học trò học về Romeo và Juliet.
Dần hình thành tứ mới trên tam giác của muôn đời: vampire - human - wolfman.

Nghe qua đã thấy đầy rẫy mâu thuẫn rồi. Mà xung đột chính là điều các nghệ sĩ muốn. Đất diễn.
Còn nút thắt có cởi được không lại là chuyện khác. Thậm chí màu mỡ cho ... phần tiếp theo (!).

Mình chỉ ám ảnh một điều: kẻ yếu đuối trốn tránh bằng cái chết; kẻ mạnh mẽ ... cũng trốn chạy, bằng lựa chọn sự cô độc.
Chỉ những kẻ vô sự không có gì để trốn.

Thứ Hai, 30 tháng 11, 2009

Hay

Mít Đặc ở xứ ... mít

Tình cờ xem cuốn sách giáo khoa tập đọc của học sinh lớp 2, gặp lại anh bạn cũ. Đó là trích đoạn từ truyện Những cuộc phiêu lưu của Mít Đặc và các bạn. Kèm theo có hình minh họa anh bạn, không lẫn vào đâu được. Chắc các nhà làm sách giáo khoa copy lại thôi. Chỉ hơi buồn cười là tô màu không đúng. Cháu nào từng đọc qua đều biết anh chàng này ưa sặc sỡ. Anh ta đội một chiếc mũ rộng vành màu xanh dương, mặc quần ống rộng màu vàng, áo màu da cam và thắt một chiếc cà vạt màu xanh lá:




Tuổi thơ mình từng thích thú biết bao với những Mít ĐặcBiết Tuốt, rồi Ruồi ConBôi Bẩn Sặc Sỡ nữa.
Sau này biết tên nhân vật từ nguyên bản tiếng Nga là Незнайка, vì đây là mẫu nhân vật "gì cũng không biết" ("не знаю" nghĩa là tôi không biết!). Người ta dịch sang tiếng Anh là Dunno (I don't know). Và tên tiếng Việt là Mít Đặc.
Thực ra thì mình không hiểu khái niệm mít đặc từ đâu ra. Từ bé đã quen nghe anh kia mít đặc chị nọ mít ướt. Mà tại sao lại là mít nhỉ? Có phải vì giống trái cây quen thuộc với dân ta? Tình cờ cũng là món khoái khẩu của mình (!). Ngày nay quả mít còn đặc trưng cho nền kinh tế toàn các ngành mũi nhọn của lãnh đạo ta (quả gì gai chi chít? xin thưa rằng quả ...).
Ấy sách giáo khoa nhà ta cũng có chú thích tên gọi nhân vật, nhưng không hiểu sao chỉ bày cho các cháu gọi nhân vật chính là Mít (?). Ôi, chuyện của các bác "biết tuốt" bên Bộ Học (!?!).

Dù sao, cũng vui mừng chào đón bạn Mít Đặc ở xứ An-nam-mít (!).

Lan man phim

Người ta nói rằng năm nay (2009) toàn những phim mãn nhãn nhưng không mấy phim sâu sắc về mặt nội dung. Có người cho đó là hậu quả của cuộc đình công của các nhà biên kịch cách đây 2 năm.
Mình không có được một cuộc sống điện ảnh ngon lành để có thể bình loạn về điều đó. Với những gì tiếp cận được, mình thấy nhận xét trên khá đúng. Có lẽ chỉ trừ phim District 9.
Biết đâu đấy chẳng là sự lên ngôi của các ông chủ rạp (?). Những bộ phim kiểu này dễ hút tiền về các hệ thống phòng chiếu hoành tráng và làm rỗng các kệ DVD.
Thực ra điều mình biết khó có thể vượt qua những gì Mega Star cho phép (!). Trong khi dân ta còn chưa thấy phim rạp khác phim truyền hình chỗ nào.

Và thế là mình xem 2012.
Chẳng khác gì câu chuyện Nạn Hồng Thủy chép trong Kinh thánh.
Dự đoán về sự diệt vong, người ta lựa chọn những cá thể ưu tú (cả người và vật) để gây dựng cuộc sống mới. Dĩ nhiên các nhà lãnh đạo tự cho mình có chỗ (trừ tổng thống Mỹ - thuyền trưởng không rời con tàu chìm, và thủ tướng Ý - vững vàng với lòng tin của mình). Bên cạnh đó là các nhà tài phiệt, nguồn cung cấp tài chính thực hiện. Cuối cùng là những con người, ham sống và may mắn, tìm được con đường "lậu".
Mặc dù đa phần nhân loại dừng lại ở thời điểm 21-12-2012, mình thấy dường như chẳng có gì thay đổi. Cái thời đại mới dù được reset về 01-01-0001 cơ bản không khác gì. Cũng như ngày nay liệu có ai có ấn tượng rằng nền văn minh nhân loại đã từng bị cắt ngang một lần bởi Đại Hồng Thủy (?).

Chỉ những nhà hiền triết là bình tĩnh ở lại với thời đại của mình. Nhưng tư tưởng của họ thì mặc dù vậy vẫn xuyên qua. Có thể đó là lý do khiến nhân loại mãi mù mờ.
Rằng ngày kia thầy cưỡi lên một chiếc lá vượt biển về Đông ...
Rằng bữa nọ thầy cưỡi lừa đi về phía Tây không trở lại ...

Thứ Ba, 17 tháng 11, 2009

Lọ mọ

Đi Hạ về Đông.
Ấy nói thế cho oai. Chứ chẳng phải xuống Đông lên Đoài gì cho cam.
Chỉ là tối qua đi tối nay về.
Nhưng đi nắng về mưa. Đi nóng về lạnh.

Tối qua vào Tam Kỳ ngủ lại để sáng nay lên Bồng Miêu sớm.
Tình cờ mà ghé một nhà khách. Sân rộng đậu xe. Phòng đầy đủ máy lạnh, nước nóng, khăn, dầu gội, bàn chải răng, trà nóng, tv cáp và wifi. Hai giường đơn 120K.
Tiếc là không có thời gian thưởng thức tv với wifi vì phải bàn công việc. Hơn 1h30 mới ngủ mà 5h đã dậy.

Tam Kỳ có 3 cái kỳ (cục?). Nay có lẽ nhiều hơn (3), vì đã lên thành phố (?!). Đường Hùng Vương rộng bát ngát, nhưng có vẻ lối xe đi còn nhỏ hơn dải phân cách. Dân gian nôm na gọi "con lươn", ở đây nhiều người bảo phải là "mãng xà" (!).
Sáng, trong lúc chờ vì trả phòng quá sớm, bèn ngắm mấy món đồ lưu niệm bán trong nhà khách. Chủ yếu 3 loại đồ đá: hoa hồng, Di Lặc và cóc. Mấy chú Thiềm thừ này ngồi trên một đống tiền và vàng bạc, thậm chí còn đeo trên lưng chuỗi tiền và ngậm một đồng trước miệng.
Ra khỏi nhà khách, chạy xe trên đường Hùng Vương thì phì cười vì đoạn này cứ như phố cóc (?). Cà phê cóc. Tiếp, Cóc 360. Rồi, Cóc Pro. Đùa bảo chẳng mấy nữa sẽ có Cóc Plus, Cóc Advanced, ... (?!). Lại còn Ngã tư Coóc (ghi chú: chép nguyên văn, không phải sai chính tả nha!).

Ngày không thuận. Từ nửa đêm trời đổ mưa. Công việc không tốt vì chuẩn bị quá ít. Trong lúc hưởng gió núi và mưa ướt át thì nhận được tin nhắn của các nữ nhân. May mà Đông đột ngột chưa đến nỗi phải co ro (!).
Còn được nhắc nhở về dịch mắt đỏ. Về nhà tắm xong tự nhiên thấy xốn mắt (?). Thế là khai trương luôn lọ Vrohto. Hihi.

Thứ Ba, 10 tháng 11, 2009

Lan man thời (tiết)

Xuân du phương thảo địa
Hạ thưởng lục hà trì
Thu ẩm hoàng hoa tửu
Đông ngâm vịnh tuyết thi.

Chuyện bốn mùa. Từ ngày còn thơ sách vẫn dạy rằng: năm có bốn mùa ...
Nếu sống ở phía Bắc thì cũng còn biết tiết Xuân ấm áp sau Đông, Thu lá rụng nối Hè.
Có bài hát cũ "mùa đông áo đỏ, mùa hạ áo xanh ...". Sợ rằng hỏi trẻ em Pleiku chẳng mấy em biết là tả loài cây khá nhiều ở phố núi. Vì lá chúng quanh năm cứ xanh xanh ...
Rồi còn bài thơ xưa
Hình như ai đó nói đùa
Thiên nhiên Huế chỉ hai mùa mà thôi
Đã Mưa mưa đến thâm trời
Đã Nắng nắng đến đứng ngồi không yên.

Nay càng khác nhiều.
Sài gòn không còn những cơn mưa ngắn đều đặn giữa chiều. Thay vào đó có lần mình thưởng thức mấy ngày đêm mưa dầm không dứt giữa Sài thành. Như thể vì người Huế xưa, nay hành phương Nam nhiều quá chăng?
Hôm nay đi Dung Quất. Nắng cứ như giữa hè vậy. Tối về thấy chị Chuồn giật tít "Mùa rớt", rằng Hạ rớt lại trong Thu.

Xem ra khái niệm bốn mùa đã xa lại ngày mỗi xa (?!). May ra còn đọng lại trên tên hiệu các quán kem rất teen (!?).

Nhớ bốn mùa thực sự của miền ôn đới nơi mình từng du học ...

Còn điểm này ghi nhận sự chuyển mùa: xe về đến Đà nẵng trong màn tối của thành phố chậm lên đèn. Giống ngày xửa ngày xưa của ông cha:
Đêm tháng Năm chưa nằm đã sáng
Ngày tháng Mười chưa cười đã tối.
Gần hết tháng 9 (Giáp Tuất) rồi ...

P/S: Tình cờ chat, bạn Xương Rồng cũng nhắc câu này, rằng trời mau tối ... (Câu này viết theo yêu cầu, hihi.)

Thứ Bảy, 31 tháng 10, 2009

Sáng cuối tuần

Sáng cuối tuần.

Thức dậy.
Pha trà.
Bật laptop.

Và ... không vào mạng được.
Và ... ngoài trời rào lên con mưa bất chợt.
Thoáng nghĩ đến cái lò gạch cũ của sư phụ Chí.

Nhưng, (bất ngờ như bắt đầu) mưa dứt. Mạng đột nhiên sáng (!?).

Bây giờ thì online. Lâu lâu lại disconnected. Ngoài kia cũng rào lên những cơn mưa không đầu không cuối.

Hóa ra khoảng cách vui - buồn vốn chẳng là bao ...

Bài hát hôm nay của nàng Xương Rồng cũng có tiết điệu rộn rã hơn thường khi ...

Những con tàu lại ra khơi

(Bài này viết định gửi đăng các báo lề phải)

(Nhưng không biết có tổng biên tập nào chịu đăng không?)

Hehe.

Chả là sau những nỗ lực (phi thường) khá vất vả, sử dụng đủ các công nghệ (tinh vi) tiên tiến (nhất thế giới!), mấy con tàu mắc cạn sau bão (đã, đang và sẽ) lại có cơ hội tiếp tục ... bơi.
Đầu tuần Thanh An 27 nhúng được phao câu xuống nước và hôm nay thì đã mất hút con mẹ hàng lươn.
Lukvn09 thì quay được một tý và đang cắm mũi về phía biển khơi đầy triển vọng.
Chỉ còn Thái Sơn 02 là vẫn im lìm như ... núi Thái Sơn. Hy vọng sẽ đến ngày.

Thứ Ba, 20 tháng 10, 2009

Nhảm ngày thường

Ngày thường.
Sáng lên trường. Chiều về.
Đường vẫn thế.
Mấy con tàu sắt to đùng vẫn phơi mình trên bãi cát. Nghe đồn rằng đem mổ xác chúng lấy sắt vụn còn kinh tế hơn kéo xuống nước hoạt động lại (?). Nhưng cạnh một con tàu người ta đang hì hục làm gì đó (?). Có vẻ như khát vọng biển vẫn còn (?).
Những kè đá ven biển vẫn "giữ nguyên giá trị" như khi cơn bão vừa qua. Mấy chục tỷ đồng tiền cứu trợ đề nghị để sửa đường chắc vẫn đang bị nghẹn ngang đâu đó gần cổ chưa nuốt xuống được (?).

Trong phòng làm việc của mình thì đã có "giá trị gia tăng". Mấy cái bàn ván ép bị thấm nước dột hôm bão e lệ nở như hoa. Và từ đó bò ra những con vật nhỏ li ti, chẳng biết là mối, mọt hay mạt, nhiều vô kể. Mấy đứa mua thuốc chống mối mọt bôi lên. Chẳng thấy có vẻ gì đuổi được chúng mà trái lại đuổi hết người ra ngoài vì mùi nồng nặc.
Thế là phải ra quán cà phê ngồi làm việc. Quán này tên gọi "Manila", không biết có bà con gì với Phi Luật Tân hay không (?). Dưới bảng tên quán có dòng chữ nhỏ "Wife". Không biết ý gì (?). Mình đoán là quán khoe có thể truy cập in-tờ-nét không dây (!).
Đối diện quán này là quán karaoke "Rừng trong phố". Mình đùa: rừng có hổ không nhỉ? Ấy là tự nhiên nhớ đến chuyện "Tiểu sa di tư lão hổ". Hihi.
Làm việc được một lúc thì mấy "DJ"vào thử máy. Đến tường cũng rung lên chớ chưa nói đến màng nhĩ (!). Chắc chuẩn bị cho đại tiệc tối nay (?). Thế là mình tranh thủ xem được một bộ phim nhảm nhí của Mỹ trên kênh Star Movie (phụ đề chứ không nghe tiếng!).

Mấy hôm nay trên đường về thấy người ta xúm đen xúm đỏ quanh con tàu đang được cứu hộ. Xem. Giá như từng đó con người cùng thổi không khéo cũng bay con tàu ra biển khỏi cần cứu hộ (!?!). Thế mới biết năng lượng xứ ta tập trung vào đâu (?). Chả trách đất rộng dân đông mà có đi đâu cũng không ngẩng đầu lên nổi (!).
Một vùng tập trung năng lượng khác là các quán nhậu ken đặc đông nghịt. Điểm mới là các cô nàng tiếp thị bia Miller, rực rỡ trong những bộ đầm bó sát màu vàng, "làm nổi lên những đường cong gợi cảm" (ấy là nói theo đúng tinh thần "lề phải"!!!).

Dĩ nhiên ngày hôm nay không hẳn là một ngày "thường" cho lắm (!). Đường phố lâu lâu lại có một cái "nút thắt cổ chai" (?) vì các cô gái bán hoa ("tươi") tràn ra mặt tiền thị trường (!). Có một cái "cổ chai" ở ngay trước rạp Lê Độ. Mình liếc thấy "phim Hàn", "Cô bạn gái kinh dị" (!, hình như?). Chiến lược tiếp thị quả nhiên "đúng cảnh", "đúng thời" (!).

Thế nên mình gõ vội mấy dòng này. Làm quà cho các nữ nhân vẫn rảnh rỗi lạc vào đây đọc mình viết nhảm (?!).
Cái lối chúc mừng "nước bọt" này xem ra lợi hại. Hehe.

Thứ Bảy, 10 tháng 10, 2009

Ngắn

Bộ Học vừa mới ban hành quy định về độ ngắn của váy nữ sinh.

Cái sự dạy và học ở xứ buôn làng này đã đến hồi hoàn thiện nên các quan không biết làm gì để thể hiện sự mẫn cán của mình.

Bèn thể hiện ngay rằng cái gì đang ở trong đầu các quan và mắt các vị thì đang để ở đâu.

Thứ Hai, 5 tháng 10, 2009

?


Vịnh Đà Nẵng nằm về phía Bắc thành phố Đà Nẵng. Thông ra biển ở hướng Đông Bắc, các mặt khác được đất liền bao bọc, từ núi Hải Vân đến bán đảo Sơn Trà.
Người ta làm một con đường lớn khá đẹp chạy ven vịnh, từ Liên Chiểu sát chân đèo Hải Vân đến Thuận Phước, nối với cầu Thuận Phước bắc qua cửa sông Hàn sang Sơn Trà.
Vịnh Đà Nẵng không sâu lắm. Người ta còn phun cát lấn biển để xây dựng mở rộng về phía vịnh.
Thế kỷ 19, người Pháp đến Việt Nam đã chọn vịnh Đà Nẵng làm bến đỗ. Đến nay vịnh vẫn được tàu bè chọn làm nơi neo đậu tránh gió.
Cuối tháng 9 năm 2009, bão số 9 mang tên Ketsana nhắm hướng Quảng Trị, vào đến gần đất liền thì đổi hướng quặt vào Quảng Nam - Quảng Ngãi. Hoàn lưu bão quệt ngang vịnh Đà Nẵng bốc những con tàu đang neo ở đây lên bờ.
Với những con tàu đánh cá không lớn lắm thì chẳng nói làm gì. Nhưng có ba con tàu vận tải khá lớn, không biết trước bão neo cách bờ bao xa mà sau bão đã chệm chệ leo lên bãi cát sát vào con đường Liên Chiểu - Thuận Phước.
Có lẽ cơn bão thể hiện sức mạnh của nó ở Đà Nẵng rõ rệt nhất trên tuyến đường này. Sóng đánh sạt nhiều đoạn bờ kè. Hẳn nhiều con sóng đã tràn qua bờ kè và hung hãn bốc những viên gạch con sâu lát lề đường dồn lại thành đống như rác.
Việc khắc phục chắc chưa thể một sớm một chiều. Mà làm sao để những con tàu lớn kia có thể lại xuống nước ở vùng vịnh cạn, tiếp tục ra khơi nhỉ?

Phải chăng đáng sợ thay sức nước?
Phải chăng ngày càng khó kiếm một bến đỗ bình yên?

Thứ Sáu, 2 tháng 10, 2009

Nhân vô viễn lự tất hữu cận ưu

Ketsana là một tropical storm.
Còn Parma là một typhoon.

Cũng hy vọng nó không ghé xứ này.

Hy vọng là hy vọng. Thực tế là thực tế.

Cùng với mức sống đang ì ạch leo lên từng ngày, những cơn cuồng nộ của thiên nhiên ngày càng ghê gớm. Những cơn bão thời tuổi thơ tôi thổi bay mái tranh thổi xiêu vách đất. Nay nhà xây mái ngói cũng sụp đổ tan tành. Nền lát gạch men nâng cao lũ vẫn vào nhà như ngày còn thềm đất thấp.

Dự báo sai - chủ quan - bay mái, sập tường, đổ cây đè người - nước lên nhanh thuyền ghe không kịp chạy - đất lở cầu trôi đường hỏng - người chết, lương thực hết, thiệt hại hàng ngàn tỉ đồng - mì gói nhai trệu trạo ...
Vòng đời cứ vậy mãi sao?
Ngã bao lần thì được một lần bớt dại?

Bão - buộc cửa - chờ. Lụt - kê giường - chờ. Dự báo - máy móc cũ - nhân lực yếu. Đường vẫn mỏng. Cầu vẫn yếu. Sông vẫn lấp. Rừng vẫn chặt. Bão lụt là cơ hội xóa sạch chứng cớ ...

Người dân vẫn ... hên xui.

Loài người vẫn muốn chế ngự thống trị thiên nhiên.

Đến bao giờ mới biết sống chung như bạn?

???

Thứ Năm, 17 tháng 9, 2009

Lan man khùng

Vài ba trăng khuyết ...

Nói theo kiểu Nam bộ: Sao tui thèm được khùng vầy nè.

Có lần tôi nói giỡn, “em với dì giống hệt nhau, y như hai mẹ con vậy…”. Em hạ giọng thầm thì, vẻ như sắp trao cho tôi một bí mật lớn lao, “mẹ em đó, em giả bộ kêu dì Chín để mẹ khỏi mắc cỡ, tại đẻ ra em khùng khùng…”.

Người đời ơi ...

Thứ Ba, 15 tháng 9, 2009

Vịnh bức địa đồ rách

Nọ bức dư đồ thử đứng coi
Sông sông núi núi khéo bia cười
Biết bao lúc mới công vờn vẽ
Mà dáng bây giờ rách tả tơi
Ấy trước cha ông mua để lại
Mà nay con cháu lấy làm chơi
Thôi thôi chớ trách chi đàn trẻ
Thôi để rồi ta sẽ liệu bồi

Tản Đà

Thứ Ba, 1 tháng 9, 2009

Phi tinh nhập Nam đẩu

Hàn Thanh Nham quản đạo Tô Tùng, giỏi thiên văn. Thường nói với ta:
"Lúc làm tri huyện Ngọc Sơn, tháng sáu bắt cào cào, ra ngoài đồng trống. Canh tư thức dậy, đang ngồi trên hồ sàng đốc suất nha lại, chợt thấy khách tinh bay vào phận sao Nam đẩu. Giở sách chiêm nghiệm riêng ra, tìm tới mục chép về tai họa ấy, thấy nói trong vòng một tháng sẽ chết bất đắc kỳ tử. Theo phép phải cắt tóc hơn một tấc, đi từ đông qua tây ba vòng thì có thể dời tai họa qua người khác. Lúc ấy ta lập tức đuổi bọn nha lại ra, theo phép mà làm. Không bao lâu thư ký Lý Mỗ trong dinh thự vô cớ bị dao nhỏ đâm vào bụng mà chết, ta lại không sao. Lý là môn sinh của ta, trẻ tuổi có tài, không ngờ lại chịu tai nạn thay ta, trong lòng rất ngậm ngùi."
Ta đùa nói với Hàn:
"Thuật chiêm nghiệm mà ông nói rất thần kỳ, nhưng như bọn ta không hề biết thiên văn, tối ra ngồi chơi, thấy sao băng rất nhiều, nếu có ngôi nào bay vào Nam đẩu cũng không biết cách trấn áp, thì làm sao được?"
Nói:
"Các ông không biết thiên văn, tuy thấy sao băng bay vào Nam đẩu cũng vô hại."
Ta nói:
"Vậy thì ông cần gì vất vả biết thiên văn, lại rước thêm chuyện mà gây họa cho mình cho người?"
Hàn cười lớn mà không trả lời được.

Lão già lười chép theo Tử bất ngữ của Viên Mai.

Thứ Ba, 18 tháng 8, 2009

Thứ Hai, 17 tháng 8, 2009

?


Ngẩn ngơ




Đau




Leo phải cành cụt ...




Tím




Ngáp








Thứ Tư, 12 tháng 8, 2009

Tạo hóa

Hang Bà:




Mây đen và sóng:




Và cơn mưa đến ... phía xa xa ...

Cù Lao Chàm

Tàu sớm ra đảo. Nhìn về Sơn Trà. Một dải sương mù giăng ngang mặt biển lên độ cao phải hơn 200m. Chắc nhìn từ xa thế này mới thấy?




VTV!




Lá cây rừng làm thuốc:




20 điều khó. Quá khó?




Ca trực của mình, chỉ vắng kíp trưởng :D.

Thứ Bảy, 1 tháng 8, 2009

?

bát
có một cái bát
bát nhất

Thứ Tư, 29 tháng 7, 2009

Mười lý do để không có bạn gái

1. Tiết kiệm thời gian

2. Có thể ngủ yên

3. Không phải băn khoăn vì mấy cuộc gọi nhỡ

4. Không phải băn khoăn xem trông bạn như thế nào

5. Có thể ăn ở bất cứ quán ăn nào

6. Không có những tin nhắn nhàm chán vào giữa đêm

7. Có thể nói chuyện với mọi cô gái

8. Sẽ không có bất kỳ lời khuyên nào

9. Có thể đi bất cứ đâu với bất kỳ ai

10. Không phải nghe đi nghe lại mấy truyện cười vớ vẩn.

Thứ Tư, 15 tháng 7, 2009

Thứ Ba, 14 tháng 7, 2009

Truyện xưa tích cũ chép lại tặng bạn Già Hù

Có một người nước Yên, lúc sinh thì sinh ở nước Yên, lúc lớn lên thì sang ở nước Sở, lúc già lại trở về cố quốc. Khi đi qua nước Tấn (gần nước Yên), bạn cùng đi đường chỉ vào cái thành mà nói dối anh ta: "Đây là thành nước Yên". Anh ta buồn rầu, khác hẳn sắc mặt. Chỉ vào nền xã, nói: "Đây là nền xã làng anh". Anh ta ngậm ngùi than thở. Chỉ vào cái nhà, nói: "Đây là nhà của ông cha anh". Anh ta rũ rượi rơm rớm nước mắt. Chỉ vào cái gò, nói: "Đây là mồ mả ông cha anh". Anh ta òa lên khóc.
Bạn cùng đi, ai nấy phì cười, nói: "Chúng tôi nói đùa đấy. Đây mới là nước Tấn, chưa phải là nước Yên". Anh ta nghe nói lấy làm bẽn lẽn.
Kịp khi về đến nước Yên, anh ta trông thấy thật là thành, là xã nước Yên, thật là nhà cửa mồ mả của ông cha, thì lòng cảm thương lại hờ hững không còn được như trước nữa.

(Cổ học tinh hoa - Ôn Như Nguyễn Văn Ngọc, Tử An Trần Lê Nhân - theo Liệt Tử)

Chủ Nhật, 5 tháng 7, 2009

đọc Lời mẹ dặn

...
Yêu cứ bảo là yêu
Ghét cứ bảo là ghét
Dù ai ngon ngọt nuông chiều
Cũng không nói yêu thành ghét
Dù ai cầm dao dọa giết
Cũng không nói ghét thành yêu
...
(Phùng Quán)

Thứ Bảy, 4 tháng 7, 2009

?

Hôm nay đi trực về.
Thấy băng rôn căng ngang đường thế này:

Đầu tư cho phụ nữ là sự lựa chọn sáng suốt.

Haha. Hihi. Hehe.

Thế mà dân gian cứ rằng:

Bắc thang lên hỏi ông trời
Lấy tiền cho gái có đòi được không?

Dân gian ta thế nào ấy chứ?
Hì hì.

Thứ Năm, 2 tháng 7, 2009

?

Sống ngày nay biết ngày nay
Còn xuân thu cũ ai hay làm gì


...


huhu


...

Thứ Ba, 30 tháng 6, 2009

?

Li ti đi dưới gầm trời
Vẫn lo nhiều lúc mây rơi trúng đầu

Thứ Tư, 24 tháng 6, 2009

?

Tàm thổ ty

Phong nhưỡng mật

Nhân bất học

Bất như vật

Chủ Nhật, 21 tháng 6, 2009

Nịnh

Trong nhà hàng, một bà già đỏm dáng cao giọng: "Cho món gà quay nhé!"

- Có ngay, thưa bà! - bồi bàn đáp.

- Gà còn non không đấy?

- Thưa, không được như bà đâu ạ!


Nếu thực như thế (không được non ... như bà, hehe) thì kết quả của màn này có thể là một cái dạ dày (già) trống rỗng và ... một hàm răng (giả) đi tong. Haha.

Thứ Năm, 11 tháng 6, 2009

Chủ Nhật, 24 tháng 5, 2009

Thứ Bảy, 23 tháng 5, 2009

:-)

Rảnh.
Lang thang một tý cho cuộc-đời-con-gián đỡ chán.
Mới vào Tac Ke blog.
Siêu mẫu Mông Cổ khỏa thân trong tuyết lạnh!
Người mẫu tại Mông Cổ khỏa thân giữa trời tuyết lạnh vài chục độ âm.

Nhớ ngày học đại học cũng quen biết vài bạn người Mông Cổ. Lần đầu tiên nói chuyện mình hỏi ngay cậu bạn về ... ngựa :-). Hình dung về dân du mục mà (!). Câu trả lời bất ngờ và ... thất vọng: cậu ta chưa bao giờ thấy con ngựa ngoài đời (!?). Sinh ra và lớn lên ở Ulan Bator (
Улаанбаатар).
Sau đọc về Mông Cổ. Ấn tượng nhất mật độ dân số chỉ khoảng 1 người / km2. Hơn 1 triệu người sống trên lãnh thổ 1 triệu km2. Thảo nguyên bát ngát ...
Nhìn chung không thể khen được người Mông Cổ về mặt nhan sắc (?!). Ấy là dưới con mắt dân VN. Nhiều người tếu táo: nhồi tròn 1 cục bột lớn, lấy tay đập bẹt một phía, ngón tay chọc 2 lỗ mắt, hơi kéo lồi một tý cái mũi, là ra khuôn mặt con gái Mông Cổ (!!). :-D

Nên cũng hơi tò mò vì chưa thấy "siêu mẫu" Mông Cổ bao giờ :-).


Hình ảnh ... không có tính minh họa.
Chỉ là thấy buồn cười. Mông các cô nàng đỏ lên vì lạnh. Âm độ cơ mà. :-)

Ngày học đại học, cứ đông về lại phải bôi kem chống nứt nẻ da. Và găng tay. Và mũ len trùm kín đầu. Trong khi các cô gái bản xứ chỉ cần hai cái chụp nho nhỏ bằng len xinh xắn che tai. Cứ như đang nghe nhạc vậy. Còn má thì hồng lên vì lạnh. Đẹp ngây ngất. Dân ta càng lạnh mặt càng thâm lại. Chán thế.
Bỗng nghĩ, nếu khỏa thân e mông dân ta cũng thâm xì trong giá lạnh? :-))

Cứ tưởng tại mình nhìn linh tinh. Phì cười đọc comment của blogger quen biết Mâu đỏ:
lạnh quá nên mông cô nào cũng đỏ ửng cứ như vừa mới bị thằng cha ác dâm nào dùng tay fát vào vậy. :-D
Nàng blogger này, tuy thỉnh thoảng còn lỗi chính tả, nhưng viết tinh tế như nhà văn vậy.

Mình thường lười thêm tags cho các entries. Nếu thêm thì: linh tinh, mùa đông, Mông Cổ, mông :-)

Thứ Ba, 19 tháng 5, 2009

Thứ Tư, 29 tháng 4, 2009

:-(

Mưa.
Chán.
Buồn.

Buồn chán không chỉ tại mưa.

Có chuyện không mấy vui.

Mới biết, tu giữa chợ khó gấp mấy lần tu ở chùa vậy.

:-(

Thứ Ba, 14 tháng 4, 2009

:-(

Người ta nói rằng:
Nạn ùn tắc giao thông là trách nhiệm của bên Giao thông công chánh ...

Người ta lại nói rằng:
Nạn đường ngập nước là trách nhiệm của ngài Thoát nước ...

Người ta còn nói rằng:
Điện là trách nhiệm của ông Điện lực ...

Báo chí đưa tin:
Ngày 13/4/2009, cô công nhân trẻ quê miền Trung vào Sài thành kiếm sống bị kẹt xe trên đường đi làm, đúng đoạn đường ngập nước và đúng lúc dây điện trung thế đứt rơi xuống mà không ngắt điện ...

Người xưa cũng có rằng:
Bộ Binh, bộ Hộ, bộ Hình
Ba bộ đồng tình bóp vú con tôi

Thứ Hai, 13 tháng 4, 2009

Người ốm Trời ốm

Chớp nháng lòa mắt
Sấm động ù tai
Đường đầy hơi đất
Cơm chẳng buồn nhai
Sờ đâu cũng bụi
Ý nghĩ u hoài.

Thứ Sáu, 10 tháng 4, 2009

Chuyện hoa và chuyện khác

Lâu rồi mình không "bình loạn" về các sự kiện vẫn xảy ra ở xứ ta.
Cũng tại dàn đồng ca báo chí hoành tráng quá nên chỉ còn nước che mắt bịt tai đặng bảo toàn con ngươi cùng lỗ nhĩ.

Không nói không phải sợ người chê, bảo cứ "bới lông tìm vết". Bởi lông thì ít như cây rừng mà vết thì nhiều như rác đô thị. Nào phải bới với tìm.
Không viết không phải ngại người cười, rằng "vạch lá tìm sâu". Nếu được như rau quả xứ này, ngâm nước muối 7 ngày chưa dám ăn. Bảo vạch tìm chi ra nổi?

Nhưng nghĩ rằng, mình xả xì trét đầy ra đây, lỡ ai đi ngang đọc phải thì mình rửa hoài không hết tội.
Nhớ câu "gạn đục khơi trong". Chỉ e bùn đỏ bô xít tràn qua, biết lấy chi mà khơi với gạn.

Nên bữa hôm đại ca Nhật gọi điện, nói anh đi qua nhà (blog) chú, thấy chú viết thế thì bao giờ mới khá được? Ấy là chê mình chúi vô cổ văn, khác nào "đà điểu rúc đầu vào cát".
Hôm nay chợt nghĩ buồn cười mà xuất đôi dòng "thời sự" vậy.

Chả là đọc báo, nghe ti vi, vẫn rầm rộ lễ hội hoa anh đào. Chắc không ít người cũng chột dạ mà cười thầm như mình. Bởi lễ hội năm ngoái còn nhớ, mà đường hoa mới đây cũng chưa quên.
May dàn đồng ca "lề bên phải" đồng thanh ca rằng, rằng đừng có lo. Có ông liệng tý sang "lề bên trái", bảo trung bình gần 2 nhân mạng (cảnh sát + bảo vệ) chung sức giữ 1 cành hoa.

Thế thì yên tâm rồi. Yên tâm quá rồi. Dân ta phen này không văn hóa cao sao được? Nên mới dám mạnh dạn gõ cái ẻn này.
Nhưng (đời bao giờ cho hết chữ "nhưng") gõ xong rồi lại thấy lo lo. Nhỡ có thằng ngoại bang nào cắc cớ hỏi, hỏi rằng "xứ mày có lễ hội cảnh sát hả?".

Thì biết trả lời thế nào?

Thứ Ba, 24 tháng 3, 2009

?

ĐM cây bông

Nó không lao động

Ai trồng chật chỗ

Mày nhổ xem sao

Máu trào thiên cổ!

(Nguyễn Đức Sơn)

Thứ Năm, 19 tháng 3, 2009

My new bike

Tình hình là suy thoái kinh tế thế giới đã tới thăm nhà mình. Hay nói chính xác hơn là nó xoẹt qua cổng nhà mình. Đúng lúc mình vừa dắt xe đạp ra khỏi cổng thì sực nhớ quên cuốn sách. Vào nhà lấy được sách quay ra thì ... Dĩ nhiên xe đạp của mình không có cánh, và mình tin nó cũng chẳng bay. Chắc chắn nó bon bon trên đường, chỉ là dưới chân một kẻ khác. Chẳng còn cách nào hơn là vào nhà lại, lấy xe máy ra đường. Mong cho anh bạn cũ của mình gặp được chủ mới tử tế hơn mình. :-(

Và đây là anh bạn mới đến hôm qua, CrossWind:


Vòng 1:


Vòng 2:

Vòng 3:


Anh chàng bảnh bao này còn được sắm thêm một chiếc vòng kim cô hiệu Master Lock sản xuất tại nước Mỹ. :-)

Dĩ nhiên thật tệ nếu mình không nhắc tới anh bạn sương gió lâu năm này của mình:

Thứ Hai, 9 tháng 3, 2009

?

Chiều nay đang ăn cơm thì cô bé thu ngân xinh đẹp phăm phăm tiến thẳng về phía mình, nghiêm trang đặt lên bàn trước mặt mình một mẩu giấy như giấy tính tiền rồi quay đi để lại mùi nước hoa ngào ngạt. Nhưng trên đó không ghi giá tiền phải trả, mà như vầy:
Anh tên gì anh ở đâu năm nay anh bao nhiêu tuổi đã có vợ con gì chưa em giới thiệu anh 1 người nhé nếu được thì điện số máy này 0126678xxxx
(Nguyên văn không sót một dấu câu nào! :-))
Ai mua không tôi bán tôi cho

Chủ Nhật, 8 tháng 2, 2009

Tết Kỷ Sửu





Tết Kỷ Sửu

Mùng 4 từ Huế ra tới nhà thì gần chiều. Cúng đưa. Mùng 5 mùng 6 nằm nhà. Mùng 7 vào Đà Nẵng. Mùng 8 gặp mặt đầu năm. Sau đó kéo nhau vào Điện Dương.

Câu cá ...Thả lưới ...
Nướng ...
và ... nướng ...
... dzô ô ô ...

Hết Tết.

Thứ Bảy, 7 tháng 2, 2009

Tết Kỷ Sửu

Sáng mùng 3 vào Huế họp lớp. Chính thức là lần đầu tiên sau gần 23 năm. Kể từ khi tốt nghiệp lớp 12 năm 1986.
Xem lại vài hình cũ. Cái này ở nhà Quang Đức năm 1998 (?):
Cái này đâu đó năm 1991 (?):
Năm 1986:
Năm 1983:

Tết Kỷ Sửu

Mai vàng năm nay thưa thớt quá. Cái lạnh (phải chăng bất thường?!) khiến nụ cuộn tròn, hiếm hoi mới có bông bung ra được. Dù lá đã được vặt sớm, và vài lộc biếc sớm khoe.
Cúc vàng thì vẫn thế. Sáng 30 trước giờ đi trực.
Và bàn thờ cũng ... vẫn thế. Truyền thống len chân thời hiện đại. Tối 30 tại trạm.
Đà Nẵng bắn pháo hoa giao thừa. Gió lạnh trời trong vắt. Mình đứng trên cao mà pháo hoa tầm thấp. Sau 5 phút thì khói nhòa, không xem được nữa. Bắt đầu năm mới Kỷ Sửu bằng việc ... đi ngủ.
Sáng mùng 1 cũng ... thế.

Giao ca. Tắm rửa. Ra ga 12h30. Hết vé ngồi. Đi Đông Hà với vé nằm. Tàu trễ gần 1 tiếng. Cảm cúm nên thủ sẵn mấy vỉ thuốc cùng khăn giấy. Ngủ tới khi quá Huế. Tránh tàu ga Quảng Trị (!?). Nhảy xuống đi bộ về nhà. 18h00.

Mùng 2 mưa phùn. Lạnh. Thăm mộ. Thăm bác Linh và o Thỏn.