Thứ Ba, 30 tháng 3, 2010


Trưa nay phát hiện ra một điều rất ... cũ, rằng: đi ăn trễ vào ngày rằm (hoặc cuối tháng âm lịch) thì rất kho tìm ra chỗ ăn vậy.

Sử dụng MOOS, thấy hài lòng và ... gặp trục trặc (!). Tuyệt vọng ném hú họa yêu cầu trợ giúp lên mạng và ... bất ngờ nhận được hướng dẫn tận tình, nhanh chóng. Thanks, Tibi.
Chút đó thấy vui vui.

(Ảnh: ĐN city ít phút trước hội thi pháo hoa, một cái ... làng ... bé nhỏ?)

Chủ Nhật, 21 tháng 3, 2010

Giêng

Đỏ


Vàng


Cam


Trắng


Sắc màu

Thứ Năm, 11 tháng 3, 2010

Lan man ... quê hương

Quê hương là nơi vợ ta ở.

Câu "tuyên ngôn" này khá thịnh hành thời thế hệ mình học cách tếu táo. Thời của những nghiêm trang lắm lắm. Thành ra một câu một từ hơi lạ dễ thành một thú vị.

Quê hương là gì hở mẹ
Mà cô giáo bảo phải yêu?
Quê hương là gì hở mẹ
Ai đi xa cũng nhớ nhiều?

Bài hát phổ bài thơ này cũng nổi lên ở cái thời nói trên. Nhưng mấy câu vừa rồi thì mãi sau mình mới biết.
Nghệ thuật này, nếu mình không nhầm, từng được gọi là câu hỏi tu từ. Hỏi đấy mà không đợi trả lời.
Như câu hỏi thứ hai, trả lời làm sao được? Mà câu hỏi thứ nhất, trả lời được làm sao? Yêu mà cũng có "phải" yêu?

Nhớ cái chủ nghĩa lý lịch. Ai cũng phải khai quê quán. Quê anh (chị) là quê bố anh (chị). Rõ ràng đến lượt quê bố anh (chị) hiển nhiên phải là quê ông nội anh (chị). Cứ thế mà suy thì phải tìm quê ông cố ông tổ ông cao ông tằng ... và không biết ông gì trên nữa. Nên mới có nạn nói quê đấy mà biết quê đâu.

Ai hỏi mình quê đâu liền đáp Qt. Nhưng nhỡ có người nghiễn chuyện mà bàn thêm thì mình vội rằng: nói quê chứ nào ở mấy ngày. Kẻo nữa thời tịt. Cơ may mà mình vẫn còn chút gì đó đi đi về về.

Sở dĩ lại lan man vì chiều nay ngồi quán cơm Bến Ngự nghe hát về Huế. Chả có gì bàn nếu không bỗng nghe "hát về Huế của người con xứ Huế". Bèn giỏng tai trâu hóa ra Bảo Yến. Nữ ca sĩ này tuy mình không quen nhưng hơi biết. Mới sinh sự ... lan man.

Giống người Hà nội chê anh kia quê Hn đi xích lô bảy ngày chưa tới. Rằng ở "Ba vi co con bo vang". Ấy thế so thủ đô ngày nay còn nội đô chán!
Mà nhà ở phố nào lại đi bẻ hoa vặt lá chặt cành ở kia thì mấy Tràng an? Biện minh bằng quê gốc quê ngọn quê cành quê hoa quê lá nữa chăng?

Všade dobre, doma najlepšie.

Người Tiệp có câu này nghĩa là: ở đâu cũng tốt nhưng ở nhà vẫn tốt nhất.

Phải chăng vì mình chẳng biết ở đâu tốt nhất nên mới là kẻ mất gốc? Mà nói thế đã đúng chưa?
Liệu người ta có thể mất thứ mình không có?