Thứ Tư, 18 tháng 1, 2012

Karaoke




Vầng trăng khóc :)





Không nhớ bài chi :)



Thứ Tư, 11 tháng 1, 2012

Thứ Bảy, 7 tháng 1, 2012

Văn xưa (2)


CON OANH NĂM ẤY KHÔNG VỀ NỮA...
____________________________________
Cầm Ly

"...Một nhánh mận già. Góc vườn nhà này xưa có một cây mận cổ thụ, chim chóc đi về. Một dạo mấy năm liền, cứ đúng vào chầu tháng Giêng, là có một con oanh tới đậu trên cành, hót lên mấy tiếng rồi bay đi (*). Năm 1941, tôi còn nhớ, nó tới sớm, vào khoảng tháng Chạp năm trước, hót, rồi bay đi, tháng Giêng không trở lại. Năm ấy Hàn Mặc Tử mất. Rồi Bích Khê mất. Con chim không bao giờ trở lại nữa. Tôi cũng đã tới độ bình tâm để nghiệm ra rằng có một thứ gì đó trong đời tôi lớn hơn, quí giá hơn số phận những cá nhân đang mất đi, vĩnh viễn. Rồi cây mận cũng chết, nhánh cuối cùng còn giữ lại ba chiếc lá khô. Tôi tiện khúc nhánh đó với ba chiếc lá, đặt trên bàn thờ.
... Bộ Vân Trung tức Tô Đông Pha toàn tập, 20 pho, in cuối đời Tống. Năm 47 tản cư, tôi vẫn gánh theo. Năm sau vợ ốm, con đói nheo nhóc, đành phải bán đi 19 pho, chỉ giữ lại được pho đầu. Ông có biết họ mua để làm gì không? Để đem ra chợ bán làm giấy vấn thuốc hút. Giấy vấn thuốc thời đó hiếm và có giá. Còn bốn pho đầu bộ Lữ Đường thi tập của Thái Thuận đời Lê Thánh Tông ta..."
"... Thơ Đường thì tôi có dịch đâu đó, đặc biệt của Tố Như hơn năm bài, năm 1970 in một số. Thơ Tố Như tài hoa, ý hiện trong thần, do vậy mà dịch không khó, có bài tôi chỉ dịch một tuần là xong. Thơ Thái Thuận uyển huyễn, ý ẩn trong thần, có bài dịch ba bốn năm chưa xong..."
"Trong đời thơ của mình, bác dứt khoát không chịu bước ra khỏi thơ Đường là do vậy?"
"Mênh mông , to lớm lắm ông ơi, như biển cả, không thoát ra được. Đọc thơ của người xưa sợ lắm. Ít ra, cái điều thực tế nó giúp ta được là anh nào đã đọc thơ cổ nhân ắt bỏ được tánh tự mãn."
"Học tập người xưa, đó điều bác muốn khuyên những người đi sau?"
"Không. Trái lại. Mỗi thời đại có nhà thơ của nó. Tôi có để ý tìm hiểu nền thơ hôm nay. Tôi không nhập thế từ lâu, nhưng nghe ra các giọng thơ ấy có sắc thái thời đại. Nếu được gửi một lời khuyên thì xin nhắn các nhà thơ thỉnh thoảng hãy ngước nhìn bầu trời sao, bầu thời thơ. Cổ kim đông tây, mọi sắc thái tề tựu nơi ấy, nơi Cái Đẹp. Cái đẹp là tiếng nói chung của con người, của mọi thời. Hãy nói bằng thứ tiếng ấy."

(*) Cụ Quách Tấn nhớ rất chính xác. Oanh - Vàng Anh - là giống chim xứ lạnh, sống miền Bắc Trung Quốc và Triều Tiên. (Những trang thơ cổ ríu rít tiếng oanh vì thế). Chim trú đông phương Nam, đầu xuân quay về Bắc, vùng ranh thiên di chỉ đến quê Nguyễn Du là cùng (con oanh trong những trang Kiều là một con oanh có thật), ít khi oanh vào đến Nha Trang. Đây quả là cái duyên của nhà thơ (C.L.) 

Văn xưa (1)


THỬ DỊCH TÙY VIÊN THI THOẠI
______________________________
Phan Khôi

Thi thoại là sách nói về chuyện làm thơ. Đại để nó là một thứ sách thuộc về loại sách phê bình văn-học. Trong các sách thi-thoại xưa của người Tàu không phải tinh là phê bình thơ mà thôi, cũng có bao hàm các chuyện khác, như là nhắc lại những data sự của thi-nhân, hoặc nêu ra những điển-cố trên văn-đàn; nhưng tóm lại thì cái tinh- chất phê bình nhiều hơn, nên người ta cho vào loại sách phê-bình.
bên Tàu bắt đầu từ đời Đường đã có thi-thoại. Rồi kế sau các đời, đời nào trong rừng văn cũng sản-xuất những sách thi-thoại rất nhiều. Gần đây như một đời nhà Thanh, kể hết có mấy trăm bộ thi-thoại. Bộ nào cũng đặt tên giống nhau: để tên hiệu tác-giả lên trên, rồi để chữ thi-thoại dưới. Như "Tùy-viên Thi- thoại" hay "Vương Ngư-dương Thi-thoại".
Bên Tàu sở dĩ đời nào cũng có nhiều sách thi-thoại như vậy là tại đời nào cũng có nhiều người làm thơ. Người làm thơ của họ thì cứ chuyên nghề làm thơ, cho nên họ làm ra được nhiều lắm, ai nhiều nhất có đến mấy ngàn bài trong một đời mình.
Hễ thơ nhiều thì tự-nhiên có tài-liệu nhiều cho nhà làm thi-thoại. Sách thi-thoại có nhiều là nhờ những tài-liệu ấy có nhiều.
Xứ ta đây, người ta biết làm thơ chữ hán từ hồi nhà Lý nhà Trần. Song le từ đó đến giờ chưa hề có ai làm một bộ thi-thoại nào bằng chữ hán hết. Ấy là theo như tôi biết. Hoặc giả có bộ nào mà tôi chưa thấy chăng. Nhưng nếu có thì cũng chỉ một hay hai bộ là cùng. Mà có lẽ không có bộ nào hết; vì nếu có thì tôi tuy chưa thấy chớ cũng nghe, có lẽ nào không nghe trơn?
Trước đây tôi có viết Nam-âm Thi-thoại mà đăng trong Nam- phong, trong Đông-pháp Thời-báo, trong Phụ-nữ Tân-văn. Nhưng lâu nay tôi không có thể viết mà đăng tiếp nữa. Sự thực, trong nước ta phải kể bộ thi-thoại nầy ra đời lần thứ nhất, và mới chỉ có một mình nó mà thôi. Tôi để tên nó là Nam-âm Thi-thoại mà không để Chương-Dân Thi- thoại là vì chỉ có một mình nó, không sợ loan với của ai hết.
Xứ ta, thi-thoại bằng chữ hán đã không có, mà còn bằng chữ việt cũng mồ-côi, ấy chẳng có cớ gì lạ hơn là xứ ta có ít thơ, không đủ tài- liệu cho người muốn làm thi-thoại
Nhiều lần tôi đã phàn-nàn rằng kiếm tài-liệu khó quá. Lâu lắm mới kiếm ra được một bài thơ đáng truyền hay là luôn với bài thơ ấy có sự- tích gì đáng truyền. Muốn cho có tài-liệu về mục ấy đủ đăng lấy một kỳ báo, cũng phải kiếm một tháng mới ra. Song lại có khi cả năm kiếm không được một mảnh tài-liệu nào hết, thành ra lâu ngày sanh chán.
Vì vậy tôi có khi muốn dịch thi-thoại của Tàu ra quốc-ngữ. Tôi biết sự muốn ấy là vô-lý. Bởi vì, thi ta với thi tàu tuy có hơi giống nhau, nhưng có một đều khác nhất là những điển-cố dùng trong thi có nhiều cái không thể dịch ra được. Huống chi, dịch thi-thoại thì phải dịch luôn những bài thơ trong thi-thoại ra. Mà việc dịch thơ là một việc tất cả ai cũng phải kêu là khó, thì mình làm thế nào được? Thế nhưng vì tôi nghĩ cho thi-thoại là thứ sách ích cho nghề làm thơ lắm, nên từng đã đánh bạo mà làm.
Mới đây khi rảnh việc, tôi đem dịch thử ít bài trong Tùy- viên Thi-thoại ra. Bộ thi-thoại này của Viên-Mai, hiệu Tùy-Viên, bộ thi-thoại có tiếng nhất đời Thanh, nhiều người đọc ưa nó lắm. Tôi làm việc này là việc điên điên ngộ ngộ, xin chớ ai cười và cũng xin chớ ai làm như tôi! Tôi dịch thử một tắc cuốn 12, theo bổn in thạch-bản, mỗi trang 20 hàng, vào trang 22, như vầy:


Năm Mậu-Dần, tháng hai, tôi (tác giả Viên-Mai tự xưng) qua chơi một cái chùa, thấy trên vách có bài thơ rằng:


Dưới hoa người về, con cái reo,
Vợ già đem rượu thách thơ nghèo.
Nói rằng hôm trước hoa vừa nở,
So với năm kia nhánh lại nhiều.
Hương sắc ban đêm nhìn vẫn đẹp,
Gió mưa cơn sáng chịu làm sao!
Phải chi về sớm ba ngày trước,
Hàm tiếu, coi còn thích biết bao!


Dưới bài thơ, ghi cái đề là: "Cùng vợ nhà ngắm hoa mẫu đơn", chớ không có tên họ gì cả.
Có kẻ chê bài thơ này dối dá, làm qua loa cho rồi bài, chớ không hay ho chi. Tôi nói rằng: Tuy vậy mà cả bài lộ cái tánh linh ra, e là tay hay thơ lắm mới làm nổi, chớ đừng nói... Rồi tôi chép lấy và gặp ai cũng hỏi, mà chẳng có ai biết hết.
Cách hai năm có quan Thái-thú Vương-Mạnh-Đình đến ngắm mẫu đơn. Nhơn đó tôi nói đến bài thơ này. Nhờ quan Vương Thái-thú tôi mới biết là của ông Cố-Dữ-Trị, một bậc di lão thời quốc-sơ đã làm. Khi ấy tôi mới tự phụ là mình có con mắt!
Vương Thái-thú nhơn nói cùng tôi rằng: Các bậc tiền-bối thời quốc- sơ, không chịu ra làm quan, nhà với vợ già, hôm sớm đối nhau, thường nẩy ra được những bài thơ thanh diệu. Rồi ngài đọc luôn bài "Chúc thọ vợ nhà" của ông Ngô-Giã-nhân cho tôi nghe rằng:


Vất vả vườn quê hai chục thu,
Ra tay rau cháo
đỡ đần nhau.
Ngày không giờ rảnh hòng soi kiếng,

Năm mất mùa luôn đến bạc đầu.
Én liệng cửa ngoài hơi biển lạnh;
Nhà như xuồng nhỏ bóng khe chao.
Chúc mình mà tớ không mua rượu,
Vẫn cứ chia tay: mẹ nó nào!


Tôi ngâm đi ngâm lại bài này, thấy lại còn có phong phú hơn bài trên nữa.


Đó, công việc tôi đã làm trong năm đêm trường mà chỉ như vậy đó. Làm xong, tôi bắt ngán: nếu muốn dịch cho xong bộ Tùy-viên Thi- thoại, phải chịu mất thì giờ ba bốn chục năm là ít. Cũng chưa chắc là dịch ra được hết. Mà dịch được hết, phỏng có ích gì cho văn học ta chăng? Nghĩ như thế rồi tôi không làm nữa.
Trong độc giả, ông nào thích thơ chữ hán, xin mở bộ Tùy-viên Thi- thoại, theo như số trang như tôi chỉ trên kia mà xem, chắc là ông ấy cũng phải nhìn công khó cho tôi, chớ không đến nỗi sổ toẹt. 

Thứ Tư, 4 tháng 1, 2012

Passion vs. Self-Discipline



How important is passion as a success factor?
Some people believe it’s the single most important factor, painting passion as the fuel that drives success.
I disagree.
Passion is simply an emotional state, and a temporary and unstable one at that. The reason passion gets so much credit is that it helps motivate action. And action is what generates results.
Look at it this way:
P = Passion
A = Action
R = Results
Given:
P causes A
A causes R
Conclusions:
P causes R
No problem there. That’s logically correct.
R requires P
Nope. You can’t infer this to be true from the givens.
But what if you also know this:
S causes A
S is not P
Now you can say that the statement “R requires P” is definitely false.
S = Self-Discipline
Are you dizzy yet? Here’s what I’m saying in English:
- Results come from actions (no action, no results)
- Passion can lead to action and therefore generate results
- Self-discipline can also lead to action and therefore generate results
- So passion is NOT required for results
Passion is nonessential for success.
Which is better though: passion or self-discipline? I’ll argue that self-discipline is the better fuel.
Like any emotional state, passion waxes and wanes. Sometimes you’re highly motivated. Sometimes you aren’t. Passion has its peaks and valleys, so if you base your actions on your level of passion, your results will depend on your emotions. Feeling passionate? Great actions, great results. Feeling dispassionate? Weak actions, mediocre results.
Using passion as your only fuel will no more assure you of success than being in love will ensure a successful long-term relationship.
Self-discipline is far more important than passion, especially in business. In fact, if you develop the quality of self-discipline to a high degree, it will put passion to shame.
Self-discipline allows you take action and therefore get results no matter what your emotional state. Where passion is erratic, self-discipline provides steadiness and stability. And because your emotions aren’t in the way, your decisions are more likely to succeed because they’ll be made from a state of disciplined intellect rather than from emotional peaks and valleys.
Which would you bet on if your life depended on it?
If you were to undergo open heart surgery, would you want a disciplined, dispassionate surgeon or an undisciplined, passionate one?
If you were being tried for murder, would you want a disciplined, dispassionate defense team or a an undisciplined, passionate one?
If you were flying in the Space Shuttle, would you want the ground controllers to be disciplined and dispassionate or undisciplined and passionate?
Passion is great, but it’s icing. It needs self-discipline to back it up.
Self-discipline is quieter though. Passion gets more attention these days because it makes more noise.