Thứ Hai, 24 tháng 12, 2012

Xmas 2012








còn đây là góc đọc sách năng lượng sạch, hehe:


Thứ Năm, 13 tháng 12, 2012

Thứ Năm, 6 tháng 12, 2012

Thứ Bảy, 1 tháng 12, 2012

Tảo đỏ

Ở Úc. Không ngờ là nước biển lại có thể đỏ đến như này.


Thứ Ba, 6 tháng 11, 2012

Nhạc nước Bà Nà


Bà Nà

Bà Nà mùa này

nhiều nước chảy



lắm mây bay



tuyến cáp treo mới sẽ hình thành



trên đỉnh Núi Chúa



và nhìn về phía biển



Phật và người



và rượu vang ở hầm rượu

Thứ Hai, 5 tháng 11, 2012

VHC

Trùng lai đâu dễ hẹn kỳ
Đò ngang một chuyến chắc gì mai sau

Thứ Sáu, 2 tháng 11, 2012

Delilah



Ðầu những năm 1000 B.C., dân tộc Do Thái sinh sống trong miền đất Caan liên tiếp trong nhiều thập niên đã trải qua nhiều cuộc chiến tranh với một chủng tộc rất thiện chiến là Philistine, khi thắng khi bại, mà đôi bên bị thiệt hại rất nhiều người và của, nhưng chẳng bên nào chịu thua bên nào, dần dà đã trở thành hai kẻ thù truyền kiếp thề không đội trời chung. Mối thù thiên thu ấy còn đang kéo dài đến mãi ngày nay, và chẳng biết còn kéo thêm bao nhiêu thế kỷ nữa. Chẳng ai có thể trả lời được câu hỏi này, vì hậu duệ của người Philistine chính là người Palestine hiện tại. Người Philistine khởi thủy từ đảo Crete thuộc Hy Lạp đổ bộ lên bờ biển Ðịa Trung Hải thuộc miền đất Canaan từ thế kỷ thứ 12 B.C.. Họ đã thiết lập được 5 thành phố lớn ở đây và mỗi thành phố đều có vị tổng trấn riêng. Với sự sở hữu đất đai đó, người Palestine ngày nay nhất tranh đấu đòi người Do Thái phải trả lại những vùng mà quân đội Do Thái chiếm đóng như Tây Ngạn sông Jordan (West Bank) hay dải Gaza, vì đó là những khu vực của người Philisitine cổ. Do Thái thì cũng cho là những vùng đất này của người Do Thái từ thời Joshua hơn 100 năm trước khi người Philistine đến. Ai cũng nói là mình đúng cả, không bên nào chịu nhường bước bên nào. Và vì vậy chiến tranh nổ lớn. Nhưng từ năm 1.000 B.C, dân tộc Do Thái bị chiến bại và nằm dưới sự thống trị của người Philistine.

Tuy nhiên trong tận cùng tuyệt vọng đó, Thượng Ðế vẫn còn đoái thương người Do Thái nên đã ban phước lành cho một đôi vợ chồng nọ sinh được một đứa con trai đặt tên là Samson, mà một ngày kia nó sẽ trỗi dậy đánh đổ người Philistine. Nhưng có một thiên thần hiện ra cảnh cáo ông bà thân sinh Samson chớ có bao giờ cắt tóc của chàng. Samson lớn lên và trở thành một dũng sĩ mạnh bạo, sức địch muôn người. Trong huyền sử Do Thái, thì Samson là người duy nhất được so sánh ngang hàng với Thần Chiến Thắng Heracles, tức Hercules, trong thần thoại Hy Lạp. Cả hai đều được Thượng Ðế chúc phúc cho có một sức mạnh kinh hồn và vô địch trên thế gian. Samson đến tuổi trưởng thành đã tự nguyện trở thành một Nazirite trước Thượng Ðế. Một Nazirite là người hiến mình cho Thượng Ðế bằng những lời thề như sau: không uống rượu, không ăn nho hay dùng giấm, không được đến xác chết và tuyệt đối không được cắt tóc. Dù vậy, thỉnh thoảng Samson cũng vi phạm lời thề của mình, Thượng Ðế nhìn xuống biết hết nhưng Ngài làm thinh bỏ qua. Ðó là vào một dịp nọ, Samson đi qua một cánh rừng và đã giết chết dễ dàng một con sư tử. Chàng đang trên đường đi thăm một thiếu nữ người Philistine kiều diễm mà họ đã yêu nhau tha thiết và thề hẹn sống với nhau đến trăm năm. Khi trở về Samson trông thấy một bầy ong đang làm tổ trong cái thây con sư tử, chàng tò mò đến gần xem, thì thấy lũ ong đang tích trữ mật. Samson thích quá bèn bóc mật ăn đã đời.

Dù cha mẹ chàng hết lời can ngăn mà Samson vì quá yêu cô gái nên cứ nhất quyết lấy nàng làm vợ. Cô gái cũng vì quá yêu chàng trai Do Thái mà bất chấp sự hậm hực của người Philistine thề lấy Samson làm chồng. Cực chẳng đã một đám cưới vẫn cứ được tổ chức. Phía cô dâu thì nàng mời 30 vị khách đặc biệt bên họ hàng nhà nàng. Cuộc vui diễn ra rất là ồn ào náo nhiệt và trong một tinh thần khá là hữu nghị, nhưng bỗng nhiên Samson nghĩ ra một cái trò đố kỳ quái, mà từ đó gây ra thảm họa. Samson đố bọn khách Philistine như sau và thách họ giải được: Từ một con vật ăn thịt sinh ra thức ăn/ Từ cái sức mạnh sinh ra cái ngọt ngào. Dĩ nhiên bọn người Philistine làm sao biết được đó là cái quái quỉ gì. Nếu trong vòng một tuần mà không đưa ra được lời giải đáp, thì bọn họ phải nộp cho Samson những loại quần áo đắt giá nhất. Không tìm được câu trả lời và không muốn mất của, thì phải làm sao đây chứ hả. Chỉ còn có mỗi nước là làm thịt Samson. Nhưng mà Samson mạnh quá, cả một đạo quân cũng đánh không nỗi nữa là. Có ai đó đã nghĩ ra một cái kế nhỏ mà hiệu nghiệm như thần của mọi thời đại là “mỹ nhân kế”. Cô dâu được khuyến dụ là phải tìm đủ mọi cách để moi cho bằng được câu giải đáp. Cô vợ ngọt mật với Samson mãi, đến ngày thứ bảy nàng ngã vật ra khóc thảm thiết, chịu không thấu Samson nói rõ lời giải cho vợ nghe. Vì vậy Samson chẳng những không được của mà còn phải nộp của cho người ta. Samson nổi khùng lên vì biết bị bọn Philistine chơi khăm, nên chàng đi tìm giết 30 người Philistine khác, lột áo quần của họ đem nộp cho 30 khách cưới. Bị xúc phạm vì bị người vợ yêu quí lừa đối, Samson buồn bã trở về nhà cha mẹ mình. Nhưng tin dữ lại bay theo. Bọn khách xoay qua trả thù lên cô dâu, chúng đốt nhà và quăng cô gái cùng cha nàng vào trong biển lửa.

Samson thề rằng chàng sẽ không ngừng cuộc trả thù cho tới khi nào chàng đã tiêu diệt hết toàn dân tộc của đất nước Philistine. Samson bày kế cho một bọn người Do Thái trói gô tay chàng lại và dẫn đến giao nạp cho người Philistine. Khi mặt đối mặt bọn Philistine, Samson tự bứt đứt giây trói và lượm lên một cái xương hàm thú xông vào đám đông đại khai sát giới. Khi chàng dừng tay thì đã có tới 1.000 chiến binh Philistine đã chết thảm thương. Quân Philistine trùng điệp kéo tới bao vây chàng dũng sĩ cô đơn, nhưng Samson đã nâng cánh cửa thành nặng ngàn cân rất dễ dàng và tháo chạy về nhà. Nhờ chiến công này mà dân Do Thái thấy rất nức lòng hởi dạ, nên đã tôn Samson làm vị Quan Án (Judge) của mình. Dân Do Thái lúc đó nằm dưới sự thống trị của người Philistine nên họ không có vua, mà chỉ có một người gọi là Quan Án để phân xử chuyện nội bộ. Uy thế Samson càng lừng lẫy thì nhà cầm quyền Philistine càng lo sợ, bằng mọi cách họ phải triệt hạ cái gai nhọn đó. Mỹ nhân kế lại được đem ra sử dụng, vì Samson rất yếu lòng trước đàn bà. Sau cái chết của vợ, Samson lại yêu một cô gái Philistine đẹp tuyệt trần khác tên là Delilah. Bọn Phlistine hứa dâng tặng Delilah thật nhiều vàng bạc, nếu nàng giúp họ tìm ra bí mật về cái sức mạnh kinh khủng của Samson.

Bài học về sắc đẹp lại tái diễn. Samson quá thương yêu vợ nên sau ba lần dối Delilah để tự bảo vệ mình, lần thứ nhất là phải dùng bảy sợi dây cung trói chàng lại, lần thứ nhì là dùng một sợi dây thừng mới, lần thứ ba là cột bảy lọn tóc của chàng vào cái khung dệt vải, cả ba lần Delilah cố hại Samson mà không thành công. Delilah chỉ còn một thứ vũ khí cuối cùng mà bất cứ người đàn ông nào trên đời này đều chịu bó... tay qui hàng. Ðó là nước mắt. Chịu không nỗi những giọt lệ lã chã của giai nhân, Samson thú thật là cứ cắt cụt mái tóc dài của chàng là yên chuyện. Delilah mừng quính, nhưng để chắc ăn hơn, nàng đã ru Samson ngủ say trong vòng tay của mình, rồi gọi một người hầu vào cắt sát gốc mấy lọn tóc quí giá của chồng. Nên khi quân Philisitne tràn vào, Samson giật mình trỗi dậy toan kháng cự thì sức mạnh của chàng đã bay mất rồi. Bọn Philistine tóm lấy Samson dễ dàng, đâm mù mắt chàng để trừ hậu hoạn và ném chàng vào ngục tối, bắt phải ngày ngày xay một cái cối nghiền bắp. Delilah giờ đây trở thành một người đàn bà giàu có. Không hiểu rằng ngồi trên đống vàng bạc và quấn mình trong nhung lụa như một bà hoàng, nàng có thấy cõi lòng cô đơn và có được hạnh phúc hay không.

Nhưng rồi cái ngày phán xét công tội cũng phải đến để tỏ rõ công lý của Thượng Ðế. Dân Philistine ăn mừng ngày lễ cúng thần Dogan của họ trong một ngôi đền to lớn và đem Samson ra đứng chơ vơ giữa đền ở chỗ hai cây cột chính để làm nhục chàng. Samson cúi xuống hỏi nhỏ đứa trẻ có nhiệm vụ dẫn dắt chàng: “Em làm ơn nắm tay ta đặt lên cột để ta có thể dựa vào đó nghỉ”. Khi đã chỏi tay được vào hai cây cột đền, chàng dũng sĩ cô đơn ngước mặt lên trời lẩm bẩm cầu nguyện: “Con cầu xin Ngài, hỡi Thượng Ðế, hãy cho con xin lại sức mạnh một lần này thôi.” Ðột nhiên Samson cảm nhận được sức mạnh của mình đang cuồn cuộn trở về trong người chàng. Samson kêu lớn lên: “Ta sẽ cùng chết với quân Philistine”. Hai cánh tay chàng dang thẳng ra, đôi hàm nghiến chặt lại. Cái thần lực kinh hồn từ đôi bàn tay ùn ùn tống vào hai cái cột đá lớn bằng mấy người ôm. Tiếng đá nứt tường dổ rền vang như sấm. Bọn người Philistine đang ầm ĩ tiệc yến, ca múa nhã nhạc vang lừng kinh hoàng đẩy nhau chạy trối chết. Nhưng tất cả đã quá muộn. Cái thân hình to lớn vạm vỡ của Samson đã bít kín nẻo đào sinh. Bàng một cái nghiến răng cuối cùng, chàng xô mạnh hai cây cột ra xa. Nóc đền ầm ầm sụp xuống, cát đá bụi bay mù mịt, tất cả người trong đền đều bị đè chết. Samson cũng mất hút trong đống gạch đá ngổn ngang, chấm dứt cuộc đời của một người anh hùng. Sử sách không nói rõ là liệu nàng Delilah có cùng bị chôn vùi trong cơn hủy diệt đó hay không. Người đời sau khi giở lại những trang tình bi thảm của người dũng sĩ Samson, đã không khỏi xúc động cảm thương tấm chân tình của chàng đã trao lầm cho không phải một mà là đến hai trái tim phản bội của hai cô gái Philistine. Với Delilah, thì cái tên định mệnh của nàng có nghĩa là “Quyến Rũ”, đó là cái giá mà Samson phải trả, vì chàng đã không phân biệt được giữa sắc đẹp biểu lộ bên ngoài và tình yêu chan chứa ở bên trong.


Thứ Năm, 1 tháng 11, 2012

Thứ Năm, 25 tháng 10, 2012

Thứ Sáu, 5 tháng 10, 2012

NGƯỜI PHÓNG ĐÃNG

Tỉnh Hà-nội mưa phùn bay mù mịt,
Lá bàng deo trên đường những mầu đỏ chết,
Hai bên phố vắng lặng ngắt như tờ.
Tôi bước lên, gót giầy đếm các vần thơ,
Mặc gió lạnh bên tai ù ù thổi
Và mặc kệ lòng không đang khóc đói
Vành mũ giạ nước đọng như giọt tranh,
Như điểm một trang ngọc sáng long lanh
Trên mũ triều thiên của người thi sĩ.
Cảnh ủ rũ mà tâm hồn tôi vui, trẻ,
Cùng nàng Ly-Tao lựa chọn mấy lời thơ
Để tả hơi khói lam ôm ấp vừng cây xa
Với lớp nhà giốc ngược hình trên đường loáng
Trời thấp. Mây âm thầm và nặng
Gợi cái bâng khuâng lên thành phố với lòng tôi.
Dảo bước đi, tôi cất lớn tiếng cười
Rũ mưa bám trên mình và đuổi cái buồn len trong trí.
Gió thổi, tối dần, đường vắng vẻ.
Thi-hứng nồng nàn, tôi cứ tiến lên,
Cho đến khi Hà Nội sáng chưng đèn,
Mới sực nhớ, đêm nay không chỗ trọ.

THẾ LỮ


Cố gắng chép nguyên văn (vì nhiều đoạn đọc không rõ) từ mục Thơ mới trên báo PHONG-HOÁ, số 42 ra ngày Thứ sáu 14 Avril 1933, TUẦN BÁO RA NGÀY THỨ SÁU, 16 trang giá 7 xu.

Thứ Hai, 24 tháng 9, 2012

Thứ Tư, 13 tháng 6, 2012

A ship

Nắng.

Nóng.

Mình chẳng thèm biết ngoài trời trong nhà bao nhiêu độ C độ F.

Mình chỉ biết buồn ngủ khật khừ suốt giờ làm việc.

Và mồ hôi nhễ nhại ngoài đường.

Và tắm nước nóng "tự nhiên" ở nhà, hihi.


Còn may, chiều nay hẹn coffee với thầy Hải làm dịu bớt "nóng trong người".

Và chuyến ké xe đi chơi DQ ngày hôm qua cũng khá thú vị.

Gần nửa tiếng đồng hồ chạy ra ngoài phao số 0 để thăm quan cái này:





Leo lên nó bằng cái này:




Như thế này:




Nhìn về đất liền, chỉ độ 3 hải lý:




Phần máy móc miễn khoe, hehe. Tạm biệt:




Bonus: tự sướng trên con tàu lớn nhất mà VN từng đóng, phơi nắng trên chiều dài 243m:




Vất vả nhất chuyến đi hoá ra là tìm một chỗ để ăn tối ở Tam kỳ có 3 cái kỳ, haha.

Thứ Ba, 5 tháng 6, 2012

Santé (cont')


(PCT)

Dâu tặng bà gia
Ngầm nghiến chi tôi ớ mẹ ôi
Nợ đời vay trả chắc đây rồi
Xưa kia lắm thuở bà hành mẹ
Nên nỗi bây giờ mẹ bảo tôi
Vặn nhặt vặn khoan không chỗ hở
Bắt tròn bắt méo đủ bề thôi
Nhờ trời mai mốt tôi già lại
Kiếm một con dâu để hả hơi


Cha mẹ hay nói oan, quan hay nói hiếp
Nói oan nói hiếp tự xưa nay
Cha mẹ cùng quan tính vẫn hay
Yêu dấu trăm đàng quên giả thiệt
Hồ đồ hai miệng bỏ gian ngay
Sinh con thì dễ, sinh lòng khó
Bắt trái còn sưa, bắt mặt dày
Bố tỉnh vua nhà đừng nhận lộn
Rủi thì hùm dữ túm ăn vày


Muốn nói gian làm quan mà nói
Thiên hạ kìa ai muốn nói gian
Phải xin kiếm miếng để làm quan
Trăm điều chỉ thích tuồng thêu dệt
Hai miệng nên mua bực thép gang
Mặc sức khua hầu rồi múa lưỡi
Dám ai chọc mắt lại trêu gan
Cửa tiền cửa hậu xa chi mấy
Mũ quạ chôn trơn bạn hãy khoan


Chữ quan (官) có hai chữ khẩu (口) - hai miệng.

Chủ Nhật, 27 tháng 5, 2012

Santé (cont')

Trải chiếu dẹp dơ

Nhà sao nhớp nhúa để  trơ trơ
Trải chiếu còn toan thói lẩn lơ
Lắm lúc chủ lười nên tới nỗi
Gặp cơn khách đến phải tuỳ cơ
Giở ra càng thối thêm mang tiếng
Gập lại cho qua cứ giả lờ
Khuất mắt chẳng qua tuỳ miệng thế
Biết đâu là sạch đâu là dơ

***

Ăn coi nồi ngồi coi hướng

Nhà thì có hướng bếp thì nồi
Coi cả khi ăn đến chỗ ngồi
Cầm đũa ít nhiều thầm hỏi trẻ
Đặt trôn sau trước sẵn trông ngôi
Bạn bè dở miệng cơm còn hết
Cô bác xây lưng lúc tới lui
Trong trẻ hiểu chừng đôi tiếng đấy
Một thiên khúc lễ đã xong rồi

***

Bạc là dân bất nhân là lính

Bạc ác vì sao thói nhuộm sâu
Than dân trách lính khéo câu mâu
Lạ sao con cái không thương bố
Quái nỗi tay chân chẳng đỡ đầu
Ấn mới rời tay xem nhẹ hỏng
Giặc vừa thấy mặt bỏ đi nhầu
Miệng hùm dạ rắn ai yêu được
Cũng bởi nhà quan chớ bởi đâu

***

Vừa sắm bán vườn đã ỉa xuống giếng

Bán vườn rồi giếng để thêm thừa
Sẵn nhịp còn ta ỉa cũng vừa
Ở mấy ngày thôi thây mặc cả
Uống đâu đấy nữa giỏ trôn bừa
Sạch dơ trối mặc thây nhà mới
Trong đục cần chi bến nước xưa
Thói tục so đo càng nhớp nhúa
Ơn nguồn ai đã nhớ cho chưa

Thứ Sáu, 25 tháng 5, 2012

Santé

(Phan Chu Trinh)


Hàng xóm cháy nhà bằng chân như vại

Kìa đâu xóm cháy mấy hàng nhà
Chân vại bằng trơn dễ rúng cà
Chạy chữa bốn bề coi lúc nhúc
Ngồi yên một chỗ vững cha chà
Rủi may trối mặc đèn nhà nấy
Tuông chạm chi đâu bát sóng ta
Mai mốt rủi thì van trối chết
Bà con sao khéo bất nhân à

***

Đi ỉa không biết đàng về

Khôn khéo như trò gẫm mới ghê
Bước ra đi ỉa lộn đàng về
Thịt heo ních quá nên long dạ
Đuôi chó trông theo rủi lạc bề
Chẳng vậy thì sao coi gấp rút
Cớ chi nên nỗi đến u mê
Đàng bên lỗ mũi còn không biết
Lại dám chân người bó đuốc rê


Chủ Nhật, 20 tháng 5, 2012

Lê Đạt

Áo gió nổi cây đầy mây lạc phố 
Bằng lăng thư hoa lộ tím tin gì


(Gặp câu hay cóp về đây để)

Thứ Sáu, 18 tháng 5, 2012

Thứ Ba, 8 tháng 5, 2012

VN

VN không phải là một nước phát triển.

VN không phải là một nước đang phát triển.

VN không phải là một nước chậm phát triển.


VN là một nước khó phát triển.

VN là một nước không thể phát triển.

Thứ Bảy, 24 tháng 3, 2012

Thứ Sáu, 2 tháng 3, 2012

Chiều











Đèn khoe đèn tỏ hơn trăng ... :-)

Thứ Năm, 23 tháng 2, 2012

Đơn giản mà xa lạ quanh ta

http://nguyenthienthanh-gcxp.blogspot.com/2012/02/do-right-thing.html

Thứ Tư, 1 tháng 2, 2012

Tình già


(Phan Khôi)

Hai mươi bốn năm xưa, một đêm vừa gió lại vừa mưa.
Dưới ngọn đèn mờ, trong gian nhà nhỏ, hai cái đầu xanh, kề nhau than thở:

- “Ôi đôi ta, tình thương nhau thì vẫn nặng, mà lấy nhau hẳn đà không đặng;

Để đến nỗi tình trước phụ sau, chi cho bằng sớm liệu mà buông nhau!”

- “Hay! Nói mới bạc làm sao chớ! Buông nhau làm sao cho nỡ?

Thương được chừng nào hay chừng nấy, chẳng qua ông Trời bắt đôi ta phải vậy!


Ta là nhân ngãi, đâu có phải vợ chồng mà tính việc thuỷ chung?”
…………………………
Hai mươi bốn năm sau, tình cờ đất khách gặp nhau;

Đôi cái đầu đều bạc. Nếu chẳng quen lung, đố có nhìn ra được! 

Ôn chuyên cũ mà thôi. Liếc đưa nhau đi rồi! con mắt còn có đuôi.

Thứ Tư, 18 tháng 1, 2012

Karaoke




Vầng trăng khóc :)





Không nhớ bài chi :)



Thứ Tư, 11 tháng 1, 2012

Thứ Bảy, 7 tháng 1, 2012

Văn xưa (2)


CON OANH NĂM ẤY KHÔNG VỀ NỮA...
____________________________________
Cầm Ly

"...Một nhánh mận già. Góc vườn nhà này xưa có một cây mận cổ thụ, chim chóc đi về. Một dạo mấy năm liền, cứ đúng vào chầu tháng Giêng, là có một con oanh tới đậu trên cành, hót lên mấy tiếng rồi bay đi (*). Năm 1941, tôi còn nhớ, nó tới sớm, vào khoảng tháng Chạp năm trước, hót, rồi bay đi, tháng Giêng không trở lại. Năm ấy Hàn Mặc Tử mất. Rồi Bích Khê mất. Con chim không bao giờ trở lại nữa. Tôi cũng đã tới độ bình tâm để nghiệm ra rằng có một thứ gì đó trong đời tôi lớn hơn, quí giá hơn số phận những cá nhân đang mất đi, vĩnh viễn. Rồi cây mận cũng chết, nhánh cuối cùng còn giữ lại ba chiếc lá khô. Tôi tiện khúc nhánh đó với ba chiếc lá, đặt trên bàn thờ.
... Bộ Vân Trung tức Tô Đông Pha toàn tập, 20 pho, in cuối đời Tống. Năm 47 tản cư, tôi vẫn gánh theo. Năm sau vợ ốm, con đói nheo nhóc, đành phải bán đi 19 pho, chỉ giữ lại được pho đầu. Ông có biết họ mua để làm gì không? Để đem ra chợ bán làm giấy vấn thuốc hút. Giấy vấn thuốc thời đó hiếm và có giá. Còn bốn pho đầu bộ Lữ Đường thi tập của Thái Thuận đời Lê Thánh Tông ta..."
"... Thơ Đường thì tôi có dịch đâu đó, đặc biệt của Tố Như hơn năm bài, năm 1970 in một số. Thơ Tố Như tài hoa, ý hiện trong thần, do vậy mà dịch không khó, có bài tôi chỉ dịch một tuần là xong. Thơ Thái Thuận uyển huyễn, ý ẩn trong thần, có bài dịch ba bốn năm chưa xong..."
"Trong đời thơ của mình, bác dứt khoát không chịu bước ra khỏi thơ Đường là do vậy?"
"Mênh mông , to lớm lắm ông ơi, như biển cả, không thoát ra được. Đọc thơ của người xưa sợ lắm. Ít ra, cái điều thực tế nó giúp ta được là anh nào đã đọc thơ cổ nhân ắt bỏ được tánh tự mãn."
"Học tập người xưa, đó điều bác muốn khuyên những người đi sau?"
"Không. Trái lại. Mỗi thời đại có nhà thơ của nó. Tôi có để ý tìm hiểu nền thơ hôm nay. Tôi không nhập thế từ lâu, nhưng nghe ra các giọng thơ ấy có sắc thái thời đại. Nếu được gửi một lời khuyên thì xin nhắn các nhà thơ thỉnh thoảng hãy ngước nhìn bầu trời sao, bầu thời thơ. Cổ kim đông tây, mọi sắc thái tề tựu nơi ấy, nơi Cái Đẹp. Cái đẹp là tiếng nói chung của con người, của mọi thời. Hãy nói bằng thứ tiếng ấy."

(*) Cụ Quách Tấn nhớ rất chính xác. Oanh - Vàng Anh - là giống chim xứ lạnh, sống miền Bắc Trung Quốc và Triều Tiên. (Những trang thơ cổ ríu rít tiếng oanh vì thế). Chim trú đông phương Nam, đầu xuân quay về Bắc, vùng ranh thiên di chỉ đến quê Nguyễn Du là cùng (con oanh trong những trang Kiều là một con oanh có thật), ít khi oanh vào đến Nha Trang. Đây quả là cái duyên của nhà thơ (C.L.) 

Văn xưa (1)


THỬ DỊCH TÙY VIÊN THI THOẠI
______________________________
Phan Khôi

Thi thoại là sách nói về chuyện làm thơ. Đại để nó là một thứ sách thuộc về loại sách phê bình văn-học. Trong các sách thi-thoại xưa của người Tàu không phải tinh là phê bình thơ mà thôi, cũng có bao hàm các chuyện khác, như là nhắc lại những data sự của thi-nhân, hoặc nêu ra những điển-cố trên văn-đàn; nhưng tóm lại thì cái tinh- chất phê bình nhiều hơn, nên người ta cho vào loại sách phê-bình.
bên Tàu bắt đầu từ đời Đường đã có thi-thoại. Rồi kế sau các đời, đời nào trong rừng văn cũng sản-xuất những sách thi-thoại rất nhiều. Gần đây như một đời nhà Thanh, kể hết có mấy trăm bộ thi-thoại. Bộ nào cũng đặt tên giống nhau: để tên hiệu tác-giả lên trên, rồi để chữ thi-thoại dưới. Như "Tùy-viên Thi- thoại" hay "Vương Ngư-dương Thi-thoại".
Bên Tàu sở dĩ đời nào cũng có nhiều sách thi-thoại như vậy là tại đời nào cũng có nhiều người làm thơ. Người làm thơ của họ thì cứ chuyên nghề làm thơ, cho nên họ làm ra được nhiều lắm, ai nhiều nhất có đến mấy ngàn bài trong một đời mình.
Hễ thơ nhiều thì tự-nhiên có tài-liệu nhiều cho nhà làm thi-thoại. Sách thi-thoại có nhiều là nhờ những tài-liệu ấy có nhiều.
Xứ ta đây, người ta biết làm thơ chữ hán từ hồi nhà Lý nhà Trần. Song le từ đó đến giờ chưa hề có ai làm một bộ thi-thoại nào bằng chữ hán hết. Ấy là theo như tôi biết. Hoặc giả có bộ nào mà tôi chưa thấy chăng. Nhưng nếu có thì cũng chỉ một hay hai bộ là cùng. Mà có lẽ không có bộ nào hết; vì nếu có thì tôi tuy chưa thấy chớ cũng nghe, có lẽ nào không nghe trơn?
Trước đây tôi có viết Nam-âm Thi-thoại mà đăng trong Nam- phong, trong Đông-pháp Thời-báo, trong Phụ-nữ Tân-văn. Nhưng lâu nay tôi không có thể viết mà đăng tiếp nữa. Sự thực, trong nước ta phải kể bộ thi-thoại nầy ra đời lần thứ nhất, và mới chỉ có một mình nó mà thôi. Tôi để tên nó là Nam-âm Thi-thoại mà không để Chương-Dân Thi- thoại là vì chỉ có một mình nó, không sợ loan với của ai hết.
Xứ ta, thi-thoại bằng chữ hán đã không có, mà còn bằng chữ việt cũng mồ-côi, ấy chẳng có cớ gì lạ hơn là xứ ta có ít thơ, không đủ tài- liệu cho người muốn làm thi-thoại
Nhiều lần tôi đã phàn-nàn rằng kiếm tài-liệu khó quá. Lâu lắm mới kiếm ra được một bài thơ đáng truyền hay là luôn với bài thơ ấy có sự- tích gì đáng truyền. Muốn cho có tài-liệu về mục ấy đủ đăng lấy một kỳ báo, cũng phải kiếm một tháng mới ra. Song lại có khi cả năm kiếm không được một mảnh tài-liệu nào hết, thành ra lâu ngày sanh chán.
Vì vậy tôi có khi muốn dịch thi-thoại của Tàu ra quốc-ngữ. Tôi biết sự muốn ấy là vô-lý. Bởi vì, thi ta với thi tàu tuy có hơi giống nhau, nhưng có một đều khác nhất là những điển-cố dùng trong thi có nhiều cái không thể dịch ra được. Huống chi, dịch thi-thoại thì phải dịch luôn những bài thơ trong thi-thoại ra. Mà việc dịch thơ là một việc tất cả ai cũng phải kêu là khó, thì mình làm thế nào được? Thế nhưng vì tôi nghĩ cho thi-thoại là thứ sách ích cho nghề làm thơ lắm, nên từng đã đánh bạo mà làm.
Mới đây khi rảnh việc, tôi đem dịch thử ít bài trong Tùy- viên Thi-thoại ra. Bộ thi-thoại này của Viên-Mai, hiệu Tùy-Viên, bộ thi-thoại có tiếng nhất đời Thanh, nhiều người đọc ưa nó lắm. Tôi làm việc này là việc điên điên ngộ ngộ, xin chớ ai cười và cũng xin chớ ai làm như tôi! Tôi dịch thử một tắc cuốn 12, theo bổn in thạch-bản, mỗi trang 20 hàng, vào trang 22, như vầy:


Năm Mậu-Dần, tháng hai, tôi (tác giả Viên-Mai tự xưng) qua chơi một cái chùa, thấy trên vách có bài thơ rằng:


Dưới hoa người về, con cái reo,
Vợ già đem rượu thách thơ nghèo.
Nói rằng hôm trước hoa vừa nở,
So với năm kia nhánh lại nhiều.
Hương sắc ban đêm nhìn vẫn đẹp,
Gió mưa cơn sáng chịu làm sao!
Phải chi về sớm ba ngày trước,
Hàm tiếu, coi còn thích biết bao!


Dưới bài thơ, ghi cái đề là: "Cùng vợ nhà ngắm hoa mẫu đơn", chớ không có tên họ gì cả.
Có kẻ chê bài thơ này dối dá, làm qua loa cho rồi bài, chớ không hay ho chi. Tôi nói rằng: Tuy vậy mà cả bài lộ cái tánh linh ra, e là tay hay thơ lắm mới làm nổi, chớ đừng nói... Rồi tôi chép lấy và gặp ai cũng hỏi, mà chẳng có ai biết hết.
Cách hai năm có quan Thái-thú Vương-Mạnh-Đình đến ngắm mẫu đơn. Nhơn đó tôi nói đến bài thơ này. Nhờ quan Vương Thái-thú tôi mới biết là của ông Cố-Dữ-Trị, một bậc di lão thời quốc-sơ đã làm. Khi ấy tôi mới tự phụ là mình có con mắt!
Vương Thái-thú nhơn nói cùng tôi rằng: Các bậc tiền-bối thời quốc- sơ, không chịu ra làm quan, nhà với vợ già, hôm sớm đối nhau, thường nẩy ra được những bài thơ thanh diệu. Rồi ngài đọc luôn bài "Chúc thọ vợ nhà" của ông Ngô-Giã-nhân cho tôi nghe rằng:


Vất vả vườn quê hai chục thu,
Ra tay rau cháo
đỡ đần nhau.
Ngày không giờ rảnh hòng soi kiếng,

Năm mất mùa luôn đến bạc đầu.
Én liệng cửa ngoài hơi biển lạnh;
Nhà như xuồng nhỏ bóng khe chao.
Chúc mình mà tớ không mua rượu,
Vẫn cứ chia tay: mẹ nó nào!


Tôi ngâm đi ngâm lại bài này, thấy lại còn có phong phú hơn bài trên nữa.


Đó, công việc tôi đã làm trong năm đêm trường mà chỉ như vậy đó. Làm xong, tôi bắt ngán: nếu muốn dịch cho xong bộ Tùy-viên Thi- thoại, phải chịu mất thì giờ ba bốn chục năm là ít. Cũng chưa chắc là dịch ra được hết. Mà dịch được hết, phỏng có ích gì cho văn học ta chăng? Nghĩ như thế rồi tôi không làm nữa.
Trong độc giả, ông nào thích thơ chữ hán, xin mở bộ Tùy-viên Thi- thoại, theo như số trang như tôi chỉ trên kia mà xem, chắc là ông ấy cũng phải nhìn công khó cho tôi, chớ không đến nỗi sổ toẹt. 

Thứ Tư, 4 tháng 1, 2012

Passion vs. Self-Discipline



How important is passion as a success factor?
Some people believe it’s the single most important factor, painting passion as the fuel that drives success.
I disagree.
Passion is simply an emotional state, and a temporary and unstable one at that. The reason passion gets so much credit is that it helps motivate action. And action is what generates results.
Look at it this way:
P = Passion
A = Action
R = Results
Given:
P causes A
A causes R
Conclusions:
P causes R
No problem there. That’s logically correct.
R requires P
Nope. You can’t infer this to be true from the givens.
But what if you also know this:
S causes A
S is not P
Now you can say that the statement “R requires P” is definitely false.
S = Self-Discipline
Are you dizzy yet? Here’s what I’m saying in English:
- Results come from actions (no action, no results)
- Passion can lead to action and therefore generate results
- Self-discipline can also lead to action and therefore generate results
- So passion is NOT required for results
Passion is nonessential for success.
Which is better though: passion or self-discipline? I’ll argue that self-discipline is the better fuel.
Like any emotional state, passion waxes and wanes. Sometimes you’re highly motivated. Sometimes you aren’t. Passion has its peaks and valleys, so if you base your actions on your level of passion, your results will depend on your emotions. Feeling passionate? Great actions, great results. Feeling dispassionate? Weak actions, mediocre results.
Using passion as your only fuel will no more assure you of success than being in love will ensure a successful long-term relationship.
Self-discipline is far more important than passion, especially in business. In fact, if you develop the quality of self-discipline to a high degree, it will put passion to shame.
Self-discipline allows you take action and therefore get results no matter what your emotional state. Where passion is erratic, self-discipline provides steadiness and stability. And because your emotions aren’t in the way, your decisions are more likely to succeed because they’ll be made from a state of disciplined intellect rather than from emotional peaks and valleys.
Which would you bet on if your life depended on it?
If you were to undergo open heart surgery, would you want a disciplined, dispassionate surgeon or an undisciplined, passionate one?
If you were being tried for murder, would you want a disciplined, dispassionate defense team or a an undisciplined, passionate one?
If you were flying in the Space Shuttle, would you want the ground controllers to be disciplined and dispassionate or undisciplined and passionate?
Passion is great, but it’s icing. It needs self-discipline to back it up.
Self-discipline is quieter though. Passion gets more attention these days because it makes more noise.