Thứ Năm, 24 tháng 12, 2009

Thứ Năm, 10 tháng 12, 2009

Thứ Tư, 9 tháng 12, 2009

A Letter to Su T’ung Po


by W. S. Merwin

Almost a thousand years later
I am asking the same questions
you did the ones you kept finding
yourself returning to as though
nothing had changed except the tone
of their echo growing deeper
and what you knew of the coming
of age before you had grown old
I do not know any more now
than you did then about what you
were asking as I sit at night
above the hushed valley thinking
of you on your river that one
bright sheet of moonlight in the dream
of the water birds and I hear
the silence after your questions
how old are the questions tonight

Khmer

Thứ Ba, 8 tháng 12, 2009

Húy

Có sách giải thích: húy nghĩa là kiêng.

Có thờ có thiêng
Có kiêng có lành

Nhưng ở đây là kiêng chữ (!). Chính xác phải nói: kỵ húy, nghĩa là tránh tên gọi.

Những ai từng đọc Lều chõng của cụ Ngô Tất Tố đều biết cái đáng sợ của phạm húy đối với giới sĩ tử.
Ví như Chúa Tiên sáng lập ra triều Nguyễn, húy (Nguyễn) Hoàng, nên dân Đàng Trong thời đó ai họ Hoàng đều phải gọi chệch ra thành họ Huỳnh hết cả. Bây giờ vẫn nói hai họ này là một. Có điều nói là nói vậy, chớ viết ra thì có phần rắc rối. Vậy nên có anh ở công ty mình họ Hoàng mà bố ảnh lại họ Huỳnh, bỗng nhiên mệt với các văn bản luật pháp.

Ấy vua chúa phức tạp là thế. Nhưng dân thường các cụ ta xưa cũng kiêng húy lắm. Đặt tên con cháu phải tránh trùng tên các cụ. Lúc mình còn nhỏ nhiều người giải thích, là làm vậy để tránh việc réo tên các cụ (?!). Có chuyện rằng, nhà thông gia cụ Phan Khôi lên thăm, ở Tam Kỳ cứ nói Tam Cờ, tại ông bố nhà ấy tên Kỳ.

Chẳng hiểu văn hóa Việt là thế nào, song những chuyện này nay nhạt dần. Tây hóa. Văn hóa Tây phương không những không kiêng mà còn ngược lại. Yêu mến ai thì lấy tên người đó đặt cho con mình. Thậm chí đặt tên cho chó mèo.

Chiều nay đọc blog Toro, có chuyện ông kia làm thư ký. Thường phải viết diễn văn cho sếp, mà sếp thì ngọng chữ "l", kiểu: dân đói Đảng "no". Nên những chữ bắt đầu bằng "l" đều thành "húy" cả. Thế mà bao nhiêu năm diễn văn trôi chảy. Ai comment cũng phải phục là tài.

Thực ra mình nghĩ tới đề tài này nhân đọc bài viết về vua Lê Thần Tông, húy Lê Duy Kỳ. Nhớ mang máng là vua Lê Chiêu Thống cũng có tên húy như vậy. Bèn kiểm tra thì đúng.
Không hiểu sao nhà (Hậu) Lê, trong chừng mực nào đó là triều đại VN đầu tiên đúng kiểu phong kiến, lại để phạm húy như vậy? Ông sau trùng tên ông trước, cách khoảng một thế kỷ, cùng giai đoạn (Lê) Trung Hưng. Mà vua trước (Lê Thần Tông) còn có điểm nổi tiếng là lên ngôi vua tới 2 lần. Vì đã nhường ngôi cho con (vua Lê Chân Tông - Lê Duy Hiệu) mà con lại chết trước nên phải làm vua lại thêm hơn chục năm nữa (1649-1662).

Chẳng lẽ tại Lê Thần Tông "tây" quá nên thoáng? Vua này, sách viết, có 6 bà vợ, nay được thờ chung một chùa, mỗi bà một dân tộc khác nhau, trong đó có một bà "Tây" (người Hà Lan) (!?).
Hay bị chúa Trịnh chèn ép quá đến lẫn?
Phải chăng vì thế mà mất giang sơn? Vua Lê Chiêu Thống là vua cuối cùng của triều đại. Mang tiếng "cõng rắn cắn gà nhà". Lưu vong. Chết nơi đất khách quê người.

Chủ Nhật, 6 tháng 12, 2009

New Moon

Trăng non "bom tấn" có lẽ không quá nặng như người ta mong đợi. Nhiều đánh giá về một chiến dịch quảng cáo tinh vi.
Xem được.

Người Trung Hoa có câu, đại ý: Mặc áo thì nên chọn áo mới, dùng người thì nên chọn người cũ.
Bộ mặt nghệ thuật ngày nay luẩn quẩn ở chỗ: tìm tứ mới cho những ý cũ.

Đạo diễn không giấu ý tưởng ngay từ đầu: vị giáo sư cho các học trò học về Romeo và Juliet.
Dần hình thành tứ mới trên tam giác của muôn đời: vampire - human - wolfman.

Nghe qua đã thấy đầy rẫy mâu thuẫn rồi. Mà xung đột chính là điều các nghệ sĩ muốn. Đất diễn.
Còn nút thắt có cởi được không lại là chuyện khác. Thậm chí màu mỡ cho ... phần tiếp theo (!).

Mình chỉ ám ảnh một điều: kẻ yếu đuối trốn tránh bằng cái chết; kẻ mạnh mẽ ... cũng trốn chạy, bằng lựa chọn sự cô độc.
Chỉ những kẻ vô sự không có gì để trốn.